IELTS listening practice for the topic of Enrollment & Orientation

1. Từ vựng và tình huống cần biết:

Bạn có thể quan tâm đến các loại trường như :

  • Cao đẳng cộng đồng (community college, nơi bạn học các môn đại cương – general subjects) hoặc
  • Chương trình học đại học (higher education/university education/ tertiary education) hoặc
  • Chương trình sau đại học (postgraduate program = Master’s program/ Ph.D. program).

Bạn có thể muốn tìm hiểu các chương trình như:

  • Chương trình đào tạo đặc biệt (special education – học để sau này dạy trẻ khuyết tật)
  • Chương trình bổ sung kiến thức cho người lớn (Mature education)
  • Chương trình dạy nghề (vocational training)
  • Khóa đào tạo tại chức (in-service training course)
  • Học từ xa (distance learning)
  • Lớp ban đêm (evening classes, night school)

Bạn quan tâm đến các thông tin khác cùa chương trình học:

  • Học phí: tuition fee
  • Học bổng: Grant, scholarship
  • Thời lượng: course duration
  • Ngày bắt đầu: commencement date (e.g. ABC commences on June 30)
  • Ngày kết thúc môn học: the end of the course
  • môn học theo mô đun (modular course)
  • Loại kiểm tra: types of assessment (quiz, midterm test, final test, presentation, project)
  • Bao nhiêu thời gian học tại lớp: (time for coursework)
  • Đi thực tập bao lâu ( time for internship)
  • Học toàn thời gian (full-time program) hay bán thời gian (part-time program)
  • Môn học nào bắt buộc (compulsory subjects) môn nào tự chọn (elective/optional/selective subjects)
  • Tổng cộng bao nhiêu tín chỉ thì tốt nghiệp (number of credits for graduation)

Bạn liên lạc với trường để tìm hiểu thêm thông tin

Bạn gọi điện cho tư vấn viên (student advisor) (bằng số điện thoại ở web trường) để hỏi về chương trình đào tạo (program– kĩ sư IT, MBA hay accounting…)  bạn muốn đăng kí (enroll in)

Tư vấn viên sẽ yêu cầu thông tin tên tuổi của bạn để điền vào form. Sau đó tư vấn viên có thể hỏi trình độ hiện tại của bạn (academic background) ví dụ như: bạn học ngành nào (major), có bằng cấp gì (degree) chứng chỉ gì (certificate), chứng minh trình độ tiếng Anh (proof of English proficiency / IELTS score), và có thể hỏi về định hướng nghề nghiệp của bạn (career prospect) để đưa ra lời khuyên cho bạn. Trong một số trường hợp, tư vấn viên sẽ thông báo các điều kiện tiên quyết của chương trình học (prerequisites of the program) như là cần phải học những môn học nào trước rồi mới được đăng kí chương trình này. Sau đó 2 bên có thể thảo luận sâu hơn về các môn học (course) trong chương trình.

Có các course sau đây cho bạn chọn

  • Mathematics: toán                
  • Macro-economics: kinh tế vĩ mô (học về chính sách kinh tế, tiền tệ của chính phủ)
  • Micro-economics: kinh tế vi mô (học về quy luật cung- cầu, điểm hòa vốn, chi phí, lợi nhuận, đầu tư … của doanh nghiệp)
  • Physics: vật lý (quantum physics: vật lý lượng tử, Waves, optics, and modern physics: sóng, quang học và vật lý hiện đại …)
  • Chemistry: hóa học
  • Biology: sinh học
  • Geography: địa lý
  • History: lịch sử
  • Literature: văn học
  • Fine arts: nghệ thuật
  • Music: âm nhạc
  • Linguistics: ngôn ngữ học
  • Physical education: giáo dục thể chất
  • Foreign language:ngoại ngữ
  • Politics: chính trị học
  • Genetics: khoa học về gen
  • Statistics: thống kê học
  • Anthropology: nhân loại học
  • Demography: nhân khẩu học
  • Psychology: tâm lý học
  • Sociology: xã hội học
  • Archaeology: khảo cổ học
  • Ecology: địa chất học
  • Zoology: động vật học
  • Botany: thực vật học
  • Marine biology: nghiên cứu sinh vật biển
  • Microbiology: vi sinh vật học
  • Architecture: kiến trúc
  • Accounting: kế toán
  • Marketing: tiếp thị
  • Advertising: quảng cáo
  • Journalism: báo chí
  • Finance: tài chính
  • Communication: truyền thông
  • Veterinary science: thú y
  • Medicine: y
  • Personnel management: quản trị nhân sự
  • Business administration: quản trị kinh doanh
  • Computer programming: lập trình
  • Civil engineering: xây dựng dân dụng
  • Hospitality management: quản lý du lịch

Đổi môn học

Khi bạn đã là sinh viên, bạn có thể muốn đổi môn học với các môn tự chọn (selective subjects) (thường các trường cho bạn đổi môn học trước tuần thứ 4 của 1 môn nào đó nếu trong 3 tuần đầu học môn ấy mà bạn thấy không phù hợp.

Khi đổi môn học, bạn thường liên lạc với quản lý môn học (course administrator) và bạn cần nói chuyện về lý do bạn đổi môn (do bạn không theo kịp (cannot catch up with mates), do không thích tài liệu, do chán (boredom), tìm ra 1 môn nào đó hữu ích hơn…

Course administrator sẽ kiểm tra chung về việc học của bạn (academic record), xem điểm số các môn khác có gì xấu cần nhắc nhở không, và xem môn học mới bạn muốn đăng kí có điều kiện tiên quyết nào mà bạn cần đáp ứng hay không rồi sẽ cho bạn lời khuyên hoặc tiến hành cho bạn đăng kí môn học khác (register for another course).

Ngoài việc nói chuyện với student advisor và course administrator, bạn còn nói chuyện với bạn bè để hỏi thông tin về các khóa học và các giáo viên dạy những khóa ấy. 

Các bài tập khác

Viết một bình luận

Facebook
YouTube
YouTube